11 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả nhất

Tác giả: Dược sĩ Lê Công Huy
Tham vấn y khoa: Ths.Bs Trần Nam Chung – Phó khoa cơ xương khớp Bệnh viện E

Thiên nhiên ưu ái cho Việt Nam ta thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Chính vì thế, ngay từ thời thượng cổ, trong lúc tìm kiếm thức ăn, cha ông đã phát hiện được những vị thuốc quý, ghi chép lại và truyền cho đời sau. Với bệnh lý xương khớp cũng vậy, có rất nhiều cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp đã được phát hiện và ghi chép lại trong sách y học cổ. Dưới đây là 11 loại cây thuốc quý chữa bệnh xương khớp hiệu quả mà dễ tìm.

🟢 Phân biệt thuốc nam và thuốc bắc

Thuốc bắc là thuốc được nhân dân ta gọi từ thời xa xưa, dùng để chỉ các loại thuốc sử dụng trong đông y của Trung Quốc. Thuốc bắc được sử dụng rộng rãi ở những nước có ảnh hưởng nền văn hóa từ Trung Hoa và trong cộng đồng người Hoa.

Thuốc nam là những vị thuốc xuất phát từ trong nước, là những cây trồng bản địa rất quen thuộc với người Việt Nam. Một số nơi ở miền Nam còn gọi thuốc Nam là thuốc vườn, vì có thể kiếm quanh vườn. Thầy thuốc nổi tiếng Hải Thượng Lãn Ông, ông tổ của nghề y dược Việt Nam đã từng nói: “Nam dược trị Nam nhân”, tức thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam, chính là ý chỉ các vị thuốc trong nước.

🟢 Các cây thuốc nam trị đau nhức xương khớp

Có rất nhiều các cây thuốc Nam được dùng để chữa bệnh đau nhức xương khớp. Theo quyển Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, các cây thuốc và vị thuốc có thể dùng để chữa tê thấp và đau nhức đó là:

Cẩu tíchCốt toái bổDây đau xươngCây hàm ếchHy thiêmCây sungThiên niên kiệnThổ phục linhCây xá xịCây vòi voiCây mật gấuChìa vôiCủ cốt khíĐộc hoạtNáng hoa trắngTrinh nữ hoàng cungTrứng cuốcChâu trụDây toànCây dềnGối hạcHoàng vânHồiKhoai tâyKim sươngLong nãoMã tiềnMộc quaVuốt hùmBướm bạcChayRung rúcCây giổiChìa vôiPhòng kỷTầm duộtLá lốt.v.v.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin phép chỉ trích dẫn và nêu các vị thuốc tiêu biểu, phổ biến và ít độc tính. Các vị thuốc khác, bạn có thể tìm hiểu thêm trong sách của GS. Lợi.

🔸 Độc hoạt

Độc hoạt là tên gọi để chỉ thân và rễ của nhiều loại cây khác nhau. Trong đó một số vị chính là: Xuyên độc hoạt (Radix Angelicae tuhuo); Hương độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis); Ngưu vĩ độc hoạt (Radix Heraclei hemsleyani); Cửu nhãn độc hoạt (Rhizoma Araliae cordatae).

Theo các tài liệu cổ, Độc hoạt có vị cay, tính ôn, vào hai kinh can thận có tính chất đuổi phong hàn, khử thấp, hết đau. Chuyên dùng trong các trường hợp bệnh nhân bị phong hàn, các khớp xương và lưng gối đau nhức (bất kể mới đau hay đau lâu ngày), chữa đau đầu, đau răng. Tuy nhiên, những người âm hư hỏa vượng, huyết hư không phong phàn thực tà thì không dùng được.

Phân bổ, thu hái và chế biến. Độc hoạt hiện chưa thấy mọc tự nhiên ở Việt Nam nhưng có nơi đã dùng rễ cây Tiền hồ với tên Độc hoạt. Vào các tháng 4-10, người ta sẽ đào lấy rễ Độc hoạt, cắt bỏ phần thân, rửa sạch đất cát. Sau đó phơi hay sấy khô là được.

Đơn thuốc có Độc hoạt dùng để chữa đau nhức xương khớp: Độc hoạt 5g, đương quy 3g, phòng phong 3g, phục linh 3g, nhân sâm 2g, cam thảo 1g, can khương 1g, phụ tử 1g, đậu đen 5g, nước 600 ml. Tất cả đem sắc đến khi còn 200 ml thì chia thành 3 lần uống trong ngày.

Độc hoạt có vị cay, tính ôn, vào hai kinh can thận có tính chất đuổi phong hàn, khử thấp, hết đau

Độc hoạt có vị cay, tính ôn, vào hai kinh can thận có tính chất đuổi phong hàn, khử thấp, hết đau

🔸 Hy thiêm

Cây Hy thiêm còn được gọi là cỏ dĩ, cứt lợn, hy kiêm thảo, chó đẻ, hy tiên hay hổ cao,… Tên khoa học là Siegesbeckia orientalis L. Lưu ý: Cây Hy thiêm không phải là cây cứt lợn (Ageratum conyzoides L.) mà ta vẫn dùng để nấu với bồ kết gội đầu hay vò uống lá tươi để chữa bệnh đẻ xong máu chảy nhiều, rong kinh. Đây là một vị thuốc khác.

Theo các tài liệu ghi chép xưa, cây Hy thiêm có vị đắng, tính hàn, hơi độc, vào hai kinh can và thận. Cây chuyên được nhân dân sử dụng để làm thuốc chữa đau nhức, tê thấp, nhức xương, yếu chân, toàn thân bất toại, gân cốt nhức lạnh, lưng gối tê dại.

Phân bổ, thu hái và chế biến. Cây Hy thiêm mọc hoang ở khắp các tỉnh thành trên nước ta. Nó cũng mọc và được dùng ở cả Trung Quốc, Nhật Bản, Philipin, châu Úc và nhiều nước khác. Vì tác dụng chữa bệnh nhanh mà có nơi còn gọi loại cây này là “cỏ của trời”, “cây chữa bệnh nhanh”.

Người ta thường thu hái Hy thiêm khi nó chưa ra hoa, thường vào tháng 4-5 tùy vào từng địa phương. Cây đem về bó thành từng bó nhỏ, phơi khô trong mát mát hay ngoài nắng. Trong Bản thảo cương mục có ghi, Hy thiêm phải nấu và phơi 9 lần mới tốt, dùng tươi có thể gây nôn mửa.

Một số đơn thuốc có Hy thiêm dùng để chữa đau nhức xương khớp: 

  • Điều trị viêm khớp do phong thấp, tê tay, tê chân, đau nhức gân cốt: Hy thiêm 3 chỉ, Bạch mao đằng 3 chỉ, Xú ngô đồng hoặc Ngưu tất 5 chỉ. Sắc uống hằng ngày.
  • Chữa tê mỏi, đau nhức xương: Bột Hy thiêm 10 lượng, bột Thiên niên kiện 3 lượng, bột Xuyên khung 2 lượng. Trộn lại làm thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-5 viên, uống cách xa bữa ăn.
  • Dùng trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp, phong thấp: Lấy 4 lượng Hy thiêm, sắc lấy nước cốt, thêm đường đen, cô lại thành cao. Chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần 1 chén trà nhỏ.
Hy thiêm sử dụng để làm thuốc chữa đau nhức, tê thấp, nhức xương, yếu chân, toàn thân bất toại...

Hy thiêm sử dụng để làm thuốc chữa đau nhức, tê thấp, nhức xương, yếu chân, toàn thân bất toại…

🔸 Thổ phục linh

Thổ phục linh còn gọi là củ khúc khắc, củ kim cang. Tên khoa học là Smilax glabra Roxb.

Thổ phục linh là vị thuốc được dùng trong cả đông y và tây y (tây y dùng với tên Salsepareille). Theo tài liệu xưa, Thổ phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, vào 2 kinh can và vị. Thường được dùng để khử phong thấp, lợi gân cốt, chữa đau nhức xương khớp,…

Phân bổ, thu hái và chế biến. Cây Thổ phục linh cũng mọc hoang ở khắp nơi trên đất nước ta. Cây có thể thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa thu đông. Người ta đào lấy thân rễ, cắt bỏ những rễ nhỏ rồi rửa sạch. Khi rễ đang còn ướt thì thái mỏng sau đó phơi khô. Có nơi để nguyên cả củ để phơi.

Một số đơn thuốc có Thổ phục linh dùng để chữa phong thấp, thấp khớp: 

  • Thổ phục linh 20g, hy thiêm 16g, cỏ nhọ nồi 16g, ngưu tất 12g, ngải cứu 12g, thương nhĩ tử 12g. Sắc uống ngày một thang
  • Thổ phục linh 16g, rễ tầm xuân 12g, rễ bưởi bung 12g, rễ cỏ xước 12g, rễ gấc 8g, lá cốt xay 8g, lá lốt 8g, rễ gai tâm xoong 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Thổ phục linh 20g , hy thiêm 12g, ngưu tất 12g, lá lốt 12g. Sắc uống ngày một thang
Thổ phục linh thường được dùng để khử phong thấp, lợi gân cốt, chữa đau nhức xương khớp,...

Thổ phục linh thường được dùng để khử phong thấp, lợi gân cốt, chữa đau nhức xương khớp,…

🔸 Lá lốt

Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C. DC. Không chỉ là loại gia vị quen thuộc, lá lốt còn được nhân dân ta sử dụng để làm thuốc sắc uống chữa đau nhức xương khớp, thấp khớp, tê thấp, bệnh tiêu chảy,…

Theo nghiên cứu của khoa học hiện đại, lá lốt có nhiều tinh dầu cùng các hoạt chất chống oxy hóa, tiêu biểu nhất là flavonoid, alcaloid. Hai chất này tác động trực tiếp vào cơ chế gây đau nhức xương khớp, từ đó giúp giảm đau, sưng và viêm tấy.

Phân bổ, thu hái và chế biến. Cây lá lốt được trồng rất phổ biến ở nước ta. Lá cây có thể thu hái quanh năm, nhưng nếu dùng rễ thì thường thu hoạch vào tháng 8-9. Cây có thể dùng tươi hoặc hái về phơi khô để dành dùng dần.

Đơn thuốc có lá lốt để chữa đau tay chân, đau khớp, đau lưng: 

  • Chữa tay chân đau nhức. Lá lốt, rễ bưởi bung, rễ vòi voi, cỏ xước. Tất cả các vị này đem thái nhỏ, sao vàng để mỗi vị đều nhau 15g khô. Sau đó sắc với 600 ml nước. Cô cho đến khi còn 200ml thì dừng lại. Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày.
  • Chữa đau lưng. Lấy 200g rễ lá lốt khô đem rửa sạch, cắt khúc hoặc để nguyên, cho vào bình thủy tinh với 1,5 lít rượu gạo. Đậy nắp thật chặt rồi ngâm trong khoảng 1 tháng. Mỗi lần dùng lấy rượu ngâm rễ lá lốt ra thoa đều lên vùng lưng bị đau nhức, đặc biệt là vùng thắt lưng, dọc cột sống. Vừa xoa rượu vừa dùng tay bóp nhẹ nhàng để thuốc ngấm. Lưu ý: Không áp dụng cho người bệnh có làn da mỏng hoặc da đang có vết thương tổn, lở loét.
  • Chữa đau khớp. Lá lốt khô 5 – 10 g hoặc lá lốt tươi 15 – 30 g, đem sắc với 400 ml. Cô cho còn 200ml thì dừng lại. Uống nước sắc này sau mỗi bữa ăn tối và không được để thuốc qua đêm.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Cách dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp hiệu quả

Lá lốt chữa đau nhức xương khớp hiệu quả (Ảnh minh họa)

Lá lốt chữa đau nhức xương khớp hiệu quả (Ảnh minh họa)

🔸 Cây vòi voi

Cây vòi voi còn có tên là cẩu vĩ trùng, đại vĩ đạo. Tên khoa học là Heliotropium anisophyllum P. de B.

Từ lâu, cây vòi voi đã được nhân dân ta dùng để chữa tê thấp, viêm tấy, mụn nhọt, mẩn ngứa. Tuy nhiên, vào năm 1969, người ta phát hiện trong một số loài thuộc Heliotropium có một số ancaloit có độc tính cao đối với gan, gây phân hủy tổ chức gan, đau bụng, ỉa chảy, xuất huyết lan tỏa và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Tính chất này không biểu hiện ngay mà thường diễn ra âm ỉ, kéo dài, khó phát hiện. Vì thế, Tổ chức y tế Thế giới đã khuyến cáo không nên dùng vòi voi làm thuốc và Bộ y tế Việt Nam vào năm 1985 đã ban hành chỉ thị cần thận trọng khi dùng vòi voi chữa bệnh.

Phân bổ, thu hái và chế biến. Cây vòi voi mọc hoang ở khắp mọi nơi, nhất là những bãi hoang, ruộng bỏ không, quanh làng. Ngoài ra, cây cũng xuất hiện ở các vùng Á Đông, Ấn Độ, Lào,…

Để làm thuốc, người ta dùng toàn thân cây vòi voi. Cây hái về rửa sạch rồi phơi khô hoặc dùng tươi.

Sử dụng vòi voi chữa sưng đau đầu gối với các biểu hiện: trước khi phát bệnh người bệnh mỏi đầu gối, 3 hôm sau vùng đầu gối sưng đỏ và to lên, người sốt nhẹ, không đi lại được. Dùng cây vòi voi tươi chặt thành các đoạn nhỏ, giã dập, bỏ vào nồi sao với dấm hoặc rượu, rồi gói vào miếng vải, buộc vào vết thương. Làm như vậy trong một năm (Y học tạp chí Đông y, 1961, số 11).

Từ lâu, cây vòi voi đã được nhân dân ta dùng để chữa tê thấp, viêm tấy, mụn nhọt, mẩn ngứa

Từ lâu, cây vòi voi đã được nhân dân ta dùng để chữa tê thấp, viêm tấy, mụn nhọt, mẩn ngứa

🔸 Ngải cứu

Ngải cứu là cây có hương thơm đặc biệt, vị đắng và tính ấm, có khả năng chữa trị nhiều bệnh. Riêng với đau lưng, gai cột sống thì cây giúp giảm đau rất hữu hiệu.

Bài thuốc chữa bệnh xương khớp bằng ngải cứu:

  • Chuẩn bị một ít ngải cứu cùng dấm.
  • Đem ngải cứu đi rửa sạch, giã nát rồi trộn với giấm đun nóng.
  • Nằm úp, dùng hỗn hợp này xoa dọc xương sống trong 15 phút là được.
Ngải cứu chữa đau lưng, gai cột sống, giảm đau rất hữu hiệu

Ngải cứu chữa đau lưng, gai cột sống, giảm đau rất hữu hiệu

🔸 Trinh nữ

Cỏ trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hổ, có tính hàn và vị ngọt. Người ta thường lấy rễ và cành lá để phơi khô, làm thuốc. Trong đông y thì cỏ này được dùng để hạ áp hay làm dịu cơn đau khá hữu hiệu.

Bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ trinh nữ:

  • Đem rễ cây trinh nữ đi thái mỏng, tẩm rượu rồi sao lại cho thơm
  • Lấy khoảng 20 – 30g rễ trinh nữ đã sao, sắc với 400ml nước
  • Sắc cho tới khi nước còn khoảng 100ml là được
  • Uống 2 lần mỗi ngày
Trong đông y, cây Trinh nữ được dùng để làm dịu cơn đau khá hữu hiệu

Trong đông y, cây Trinh nữ được dùng để làm dịu cơn đau khá hữu hiệu

🔸 Cỏ xước

Cỏ xước hay còn gọi là ngưu tất nam, là loại cây thân thảo vừa được dùng như thực phẩm vừa có tác dụng chữa các chứng phong thấp, thoát vị đĩa đệm hay viêm đa khớp ở dạng thấp…

Cách chữa bệnh xương khớp bằng cỏ xước:

  • Dùng 40g cỏ, 30g hy thiêm, 20g thổ phục linh, 20g cỏ mực, 12g ngải cứu và 12g ké đầu ngựa
  • Sắc cỏ xước và các vị thuốc này với 2 lít nước cho tới khi còn khoảng 2 bát là dùng được
  • Nên dùng hết trong ngày để có kết quả tốt
Cây cỏ xước có tác dụng chữa các chứng phong thấp, thoát vị đĩa đệm hay viêm đa khớp ở dạng thấp…

Cây cỏ xước có tác dụng chữa các chứng phong thấp, thoát vị đĩa đệm hay viêm đa khớp ở dạng thấp…

🔸 Hạt gấc

Hạt gấc dẹt, tròn, có vỏ ngoài cứng rắn, màu nâu đen. Phần nhân vàng nhạt trong hạt gấc đen có rất nhiều protid, glucid, lipid cũng như các vitamin, các men phophotoba, vv… Đây đều là các chất trị đau khớp và vết thương rất tốt.

Cách chữa bệnh xương khớp từ hạt gấc:

  • Lấy khoảng 50 hạt gấc, đem rửa sạch, để cho ráo rồi đem nướng trên than cho thật vàng
  • Tách bỏ vỏ, giữ ruột lại đem giã cho đều rồi thêm vào một ít rượu trắng 45 độ để ngâm
  • Mỗi lần dùng, lấy một ít rượu ngâm hạt gấc để xoa đều khắp vùng bị đau

🔸 Cây cà gai leo

Cà gai leo là loại cây thường mọc trong vườn hoặc sau nhà, phát triển khỏe mạnh, tự nhiên. Theo đông y, đây là một vị thuốc quý trị thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp, viêm sụn khớp do thời tiết gây nên.

Bài thuốc chữa thoái hóa xương khớp từ cà gai leo:

  • Cà gai leo rửa sạch, phơi khô, xắt nhỏ
  • Lấy cà gai khô rửa sạch lần nữa, đem đi sao vàng rồi cho vào ấm sắc với nước
  • Tính tỉ lệ cứ 2 lít nước thì sắc đến lúc còn khoảng 1 nửa rồi uống trong cả ngày
  • Kiên trì uống thuốc thuốc trong 2 tháng sẽ thấy bệnh thuyên giảm hẳn

🔸 Đinh lăng

Cây đinh lăng mọc khắp nơi thường được dùng ăn sống hoặc kho cá. Theo đông y, cây đinh lăng (bao gồm cả lá, thân, rễ) có công dụng chữa bệnh xương khớp hiệu quả.

Bài thuốc chữa thoái hóa xương khớp từ là đinh lăng:

  • Lấy một ít rễ cây đinh lăng khô, rửa sạch với một chút nước muối rồi đem sao vàng
  • Nấu rễ cây với 2 lít nước lọc cho đến khi nước còn ½
  • Dùng uống cả ngày

RELATED POST

Enable Num Lock on startup or reboot in Windows 11/10

Enable Num Lock on Startup Here are three ways you can do it. Disable Fast Startup to enable Num Lock…

Installing SSL Certificate ServiceDesk Plus Manageengine

Introduction ServiceDesk Plus MSP can run as a HTTPS service. But it requires a SSL (Secure Socket Layer) Certificate signed by a…

Renew SSL Certificate Manageengine

In order to use the renewed certificate, you need to have taken a backup of the existing keystore file (created…

Cách phát hiện mã độc, backlink ẩn trong theme và plugin lậu

Cách phát hiện mã độc, backlink ẩn trong theme và plugin lậu Làm thế nào để phát hiện mã độc,…